Giải thưởng Giải_Oscar

Tượng vàng Oscar

Phần thưởng của giải Oscar là một bức tượng nhỏ có tên chính thức là Giải thưởng của Viện Hàn lâm cho đóng góp xuất sắc (tiếng Anh: Academy Award of Merit) hay thông thường được biết đến là Tượng vàng Oscar. Bức tượng bao gồm phần gốc bằng kim loại đen được mạ vàngbritannium, cao 34.3 cm và nặng 3,856 kg có hình dáng của một hiệp sĩ được điêu khắc theo phong cách Art Deco, người hiệp sĩ này cầm gươm và đứng trên một cuộn phim có năm cánh. Năm cánh này tượng trưng cho các nhánh gốc của Viện Hàn lâm bao gồm diễn viên, biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuấtkỹ thuật viên[6].

Hình mẫu bức tượng lấy cảm hứng từ diễn viên người México Emilio "El Endio" Fernández Người nghĩ ra ý tưởng cho bức tượng Oscar là chỉ đạo nghệ thuật của hãng MGM, Cedric Gibbons, một trong các thành viên đầu tiên của Viện Hàn lâm[7]. Những người cụ thể hóa ý tưởng của Gibbons là nhà điêu khắc George Stanley, người đã tạo ra một bản tượng bằng đất sét trước khi Alex Smith chế ra bản tượng bằng thiếcđồng được mạ vàng 24 karat với tỉ lệ 92,5 phần trăm thiếc và 7,5 phần trăm đồng. Ngày nay, mỗi năm có khoảng 40 bức tượng Oscar được sản xuất bởi công ty R.S. Owens với sự kiểm soát chất lượng rất nghiêm ngặt, các bản tượng lỗi trong quá trình sản xuất lập tức được cắt đôi và nung chảy[8]. Tuy nhiên từ năm 1943 đến năm 1945, do lượng kim loại bị thiếu hụt cho sản xuất trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, bức tượng khi ấy bắt buộc phải dùng thạch cao thay cho và sau khi chiến tranh kết thúc thì tượng Oscar trở về chất liệu truyền thống.

Tên gọi

Nguồn gốc cái tên "Oscar" hiện vẫn còn gây tranh cãi. Trong cuốn tự truyện của mình, Bette Davis cho rằng chính mình là người nghĩ ra cái tên này, cô đặt nó theo tên người chồng đầu tiên, chỉ huy dàn nhạc Harmon Oscar Nelson[9]. Một người khác được coi là người khai sinh ra cái tên Oscar, đó là Margaret Herrick, một thư ký của Viện Hàn lâm, khi lần đầu tiên nhìn thấy bức tượng năm 1931, cô đã nói rằng bức tượng này trông giống "ông chú Oscar" (tên bí danh của ông là Oscar Piere), nhà bình luận báo Sidney Skolsky cũng có mặt ở đó đã lập tức chộp lấy cái tên đó để làm tựa đề cho bài báo của ông có tên: "Một nhân viên đã yêu mến đặt tên cho bức tượng nổi tiếng là 'Oscar'"[10]. Ngày nay cả hai cái tên Oscar và Giải thưởng Viện Hàn lâm (Academy Award) đều được AMPAS đăng ký tên thương mại để tránh các vụ kiện tụng hoặc tranh chấp có thể xảy ra.

Tính cho đến Giải Oscar lần thứ 79 tổ chức vào năm 2007, đã có tổng cộng 2671 bức tượng Oscar được trao[11]. Có 290 diễn viên khác nhau đã được trao giải Oscar về diễn xuất (bao gồm cả các giải Oscar danh dự và giải Oscar cho trẻ em), trong số này 144 người vẫn còn sống cho đến năm 2007.

Người sở hữu tượng vàng Oscar

Kể từ năm 1950, AMPAS đã ra quy định về việc chủ nhân của các bức tượng Oscar và người thừa kế của họ không được phép bán bức tượng, trừ trường hợp bán lại cho chính Viện Hàn lâm với giá 1 USD. Nếu người được chọn trao giải từ chối vinh dự này, Viện Hàn lâm sẽ giữ lại bức tượng. Quy định này đã gây ra nhiều tranh cãi, vì nó đồng nghĩa với việc người được trao tượng vàng Oscar lại không được sở hữu hoàn toàn giải thưởng của mình[12]. Đã có trường hợp cháu trai của nhà sản xuất phim Michael Todd đã cố bán bức tượng Oscar của ông mình cho một nhà sưu tập, AMPAS đã ngăn cản được việc này bằng một lệnh của toà án. Vào tháng 12 năm 2011, Orson Welles giành được giải Oscar dành cho kịch bản gốc xuất sắc nhất cho bộ phim Citizen Kane, người thừa kế ông có được quyết định của tòa án năm 2004 cho phép bán đấu giá bức tượng này trên mạng với giá 861542 USD.

Vào năm 1992, Harold Russell cần tiền cho các chi phí y tế cho vợ ông. Trong một quyết định gây tranh cãi, ông đã đồng ý bán lại cho diễn viên phụ xuất sắc nhất năm 1946 là Herman Darvick Autograph Auctions cho bộ phim The Best Years of Our Lives và vào ngày 6 tháng 8 năm 1992 tại thành phố New York, giải Oscar được bán lại cho nhà sưu tập với giá 60500 USD. Russell đã bảo vệ quyết định của mình và nói rằng: "Tôi không biết lí do vì sao mọi người đều chỉ trích tôi. Sức khỏe của vợ tôi quan trọng hơn rất nhiều so với giải thưởng này. Bộ phim sẽ vẫn còn mãi, thậm chí là cả giải Oscar

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giải_Oscar http://www.imdb.com/event/ev0000003/ http://www.imdb.com/name/nm0000012/bio http://www.moviecitynews.com/columnists/pratt/2004... http://www.moviesboom.com/?pid=news&sub=detail&typ... http://www.oscar.com/legacy/?pn=statuette http://www.oscars.com/legacy/?pn=statuette&page=2 http://www.rottentomatoes.com/m/greatest_show_on_e... http://rogerebert.suntimes.com/apps/pbcs.dll/artic... http://archive.is/20121205235903/http://www.forbes... http://vnexpress.net/gl/topic/6354/oscar-2011/